SỰ CỐ Y KHOA-ĐIỀU KHÔNG TRÁNH KHỎI TRONG CƠ SỞ Y TẾ
Ngày đăng: 22/07/2020

Trong y học, các y bác sĩ ngoài cứu sống người bệnh bằng chuyên môn, bằng cả tấm lòng, sự nhiệt huyết của mình không quan ngại ngày đêm, lúc nghỉ, hay lúc có công việc riêng tư. Từ xa xưa đến nay, theo những chặng đường dài cách mạng,  y học có những người Thầy tận tụy với người bệnh như Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Nguyễn Quang Quyền, Giáo sư, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Đình Hối với chuyên môn mổ cắt gan do ung thư, phẫu thuật tiêu hóa, cấu tạo giải phẫu người…đã góp cả trí tuệ, đạo đức nghề nghiệp cho nền y học nước nhà, để lại sự yêu mến cho người bệnh. Bên cạnh những thành tựu đạt được còn có nhiều rủi ro đang rình rập và thử tay nghề của bác sĩ như dị ứng thuốc bất cứ đối tượng nào, bất đồng nhóm máu trong truyền máu gây tử vong, phẫu thuật nhầm bên, nhầm người bệnh…, đó tất cả là những sự cố y khoa mà chúng ta hay gặp, cần khắc phục.

Tại các bệnh viện lớn trong nước cũng như bệnh viện Sản Nhi trong các năm qua hay gặp các sự cố sau đây, chúng ta nên lưu ý:

- Sự cố té ngã do trơn trượt, bệ cầu hư hỏng

- Phản ứng thuốc

- Đăt, cấp, phát, giao nhầm thuốc

- Túi máu bị rách

- Tai biến trong phẫu thuật

Cách khắc phục những sự cố:

SỰ CỐ TÉ NGÃ DO TRƠN TRƯỢT, BỆ CẦU HƯ HỎNG

Khi đi khám bệnh tại các buồng bệnh, họp hội đồng người bệnh, bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh tuyên truyền vận động nhắc nhỡ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cẩn thận đề phòng những chỗ trơn trợt, khi có nguy cơ xảy ra kịp thời báo cho nhân viên trong khoa phòng biết; Hành chính bệnh viện đặt biển báo cảnh báo tránh té ngã tại phòng bệnh, khu vực vệ sinh, những khu vực khác có nguy cơ trượt ngã; Bên cạnh đó, hằng năm bệnh viện có kế hoạch đầu tư, sửa chữa giường bệnh có thanh chắn an toàn;

PHẢN ỨNG THUỐC

Để kịp thời khắc phục sự cố này, bác sĩ, điều dưỡng trưởng tập huấn thường xuyên cho Điều dưỡng luôn luôn thực hiện đúng qui trình chuyên môn kỹ thuật 5 đối chiếu; tiêm thuốc xong phải theo dõi người bệnh trong thời gian 10-30 phút nếu phát hiện sốc hãy dùng ngay phác đồ điều trị sốc phản vệ, nếu nghi ngờ dị ứng thuốc phải kịp thời xử lý ngay bằng thuốc chống dị ứng và báo cáo lại cho bác sĩ trực; Khi người bệnh ra viện phải cập nhật vào giấy ra viện tình trạng nguy cơ dị ứng thuốc gì? Để khám bệnh hoặc điều trị lần sau, tránh được tai biến này.

ĐẶT, PHÁT, CẤP, GIAO NHẦM THUỐC

Điều dưỡng thực hiện đúng qui trình kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, liều lượng, đường dùng, nhãn hiệu… trước khi tiêm, truyền, đặt âm đạo, hậu môn… cho người bệnh. Đặc biệt khi bàn giao thuốc, tiến hành tiêm thuốc, thực hiện việc chuyển tải thuốc cho người bệnh ít nhất 02 điều dưỡng phải đối chiếu với nhau ngay trước khi thực hiện. Khi đã nhầm phải thành thật khai báo để nhanh chóng khắc phục hậu quả, vì sự an toàn của người bệnh là trên hết.

TÚI MÁU BỊ RÁCH

Chú ý khi lưu trữ túi máu vào tủ lạnh, tủ đông không để chồng lên lẫn nhau, khi lấy dễ bị rách; Khi lấy túi máu ra khỏi tủ phải cẩn thận, nhẹ nhàng kiểm tra kĩ túi có rách hay không, gỡ tách nhẹ. Trường hợp túi máu bị rách không được truyền cho người bệnh phải thay túi máu khác.

TAI BIẾN TRONG PHẪU THUẬT

Trong phẫu thuật thành công rất nhiều, đôi khi cũng không tránh khỏi tai biến do chủ quan và các yếu tố khách quan; Về chủ quan nghĩa là bác sĩ gây tai biến cho bệnh nhân, giải quyết vấn đề này trước hết cần chọn bác sĩ có kinh nghiệm để phẫu thuật cho người bệnh; thứ hai, bác sĩ đó phải có kỹ năng tốt, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao với người bệnh; Thư ba, người bệnh được chẩn đoán rõ ràng, đầy đủ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, dễ dàng tiên lượng cho cuộc mổ; người phụ, người chuẩn bị, ekipjs phẫu thuật phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu bảng an toàn phẫu thuật trước, trong và sau mổ. Khi có sự cố xảy ra, trưởng kíp mổ phải báo cáo hội chẩn kịp thời, xử lý an toàn cho người bệnh./.

 TS. BS NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN

Chia sẻ:

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin của quý khách để được tư vấn

02553824555