Khoa Dược
    1. Lịch sử phát triển khoa

             Khoa Dược được thành lập theo Quyết định số 201/QĐ-SYT ngày 09/3/2017 của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi.

             Địa chỉ: Tầng 4 khu B, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi.

     

    1. Tổ chức nhân sự:
    • Phó PT khoa: DSCKII. Phạm Thị Trang
    • Dược sĩ CKII: 01
    • Dược sĩ CKI: 01
    • Dược sĩ Đại học: 07
    • Dược sĩ Cao đẳng: 16
    • Dược sĩ trung học: 01III.Chức năng, nhiệm vụ:

    3.1. Chức năng:

    Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

    3.2. Nhiệm vụ:

    - Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

    - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

    - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

    - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

    - Tổ chức pha chế thuốc sử dụng trong bệnh viện.

    - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

    - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các Khoa trong bệnh viện.

    - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

    - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

    - Tham gia chỉ đạo tuyến.

    - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

    - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

    - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

    1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

    - Để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc đúng theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP), các kho thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bảo quản như quạt thông gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế, tủ, giá kệ..., máy cất nước một lần, nồi hấp tiệt trùng, máy dập nút và kết nối hệ thống mạng nội bộ trong toàn viện, giúp cho công tác quản lý, theo dõi thuốc được thuận lợi hơn và hạn chế sai sót xảy ra.

    - Hệ thống phần mềm lưu trữ thông tin thuốc toàn viện.

    - Kết nối mạng nhà thuốc trên cổng thông tin điện tử.

    - Hệ thống mạng nội bộ, quản lý dược, quản lý số liệu thuốc, vật tư y tế toàn viện.

    - Hệ thống phần mềm cảnh báo tương tác thuốc.

    1. Những thành tích đã đạt được:

    - Công tác bảo quản thuốc: Đã được công bố kho đạt tiêu chuẩn GSP trên trang thông tin điện tử Sở Y tế.

    - Phát hành bản tin thông tin thuốc 02 số/năm.

     

     

     

     

    - Nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP.

    - Cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế tiêu hao và hóa chất cần thiết cho bệnh viện.

    - Tổ chức tập huấn về LASA, báo cáo phản ứng có hại của thuốc ADR, quy chế kê đơn thuốc, các quy trình bảo quản thuốc cho toàn viện.

    - Tổ chức đào tạo tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý 2 - 3 lần/ năm.

    - Là nơi thực tập của các trường Cao Đẳng trong tỉnh.

    - Thực hiện công tác bình đơn thuốc ( Ngoại trú và Nhà thuốc ) định kỳ hàng tháng.

    - Tiến hành khảo sát, đánh giá (nghiên cứu) việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hàng năm

    - Tiến hành khảo sát, đánh giá (hoặc nghiên cứu) về tình hình thực hiện thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện hàng năm

    - Xây dựng đề án cải tiến chất lượng khoa Dược hàng năm.

    1. Định hướng phát triển:

    - Luôn đảm bảo việc cung ứng thuốc, vật tư y tế tiêu hao và hóa chất kịp thời, đầy đủ, chính xác và hiệu quả.

    - Tăng cường thu hút, đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển dược lâm sàng, đẩy mạnh hoạt động Dược lâm sàng và thông tin thuốc.

    - Tăng cường hướng dẫn sử dụng, đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Chấn chỉnh việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại bệnh viện; xây dựng phần mềm hỗ trợ kê đơn thuốc phát hiện sớm tương tác thuốc, quá liều thuốc ,…

    - Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh nhân.

    - Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;  Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện.

    - Tổ chức tập huấn, đào tạo, thông tin cho các cán bộ y tế trong bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.

    - Cập nhật thường xuyên các kiến thức y, dược học mới, xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

     

02553824555