Xuất hiện từ lâu, nhưng việc lưu trữ máu cuống rốn vẫn còn khá xa lạ với đa số bà bầu. Trên thực tế, đây là một hành động thông minh và có thể mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ.
Tế bào gốc máu cuống rốn là gì?
Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé. Trước kia dây rốn và bánh nhau sau khi cắt rời khỏi em bé được xem như một loại rác thải y tế, nhưng hiện nay với sự ra đời của phương pháp điều trị mới bằng tế bào gốc, máu cuống rốn sẽ được thu thập, xử lý, kiểm tra chất lượng và lưu trữ lại để khi cần có thể lấy ra chữa bệnh cho chính người có cuống rốn đó hoặc các thành viên khác trong gia đình
Từ những năm đầu của thập niên 80, máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được xác nhận chứa một nguồn dồi dào tế bào gốc hệ tạo máu có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi trong điều trị các bệnh lý thuộc hệ tạo máu và gần đây người ta cũng phát hiện và phân lập được thêm tế bào gốc trung mô và biểu mô có trong máu cuống rốn và ghép tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y khoa khác: bệnh lý da, giác mạc, tim mạch, xương khớp, thần kinh, tiểu đường type I, v.v
Ngân hàng máu cuống rốn là gì?
Ngân hàng máu cuống rốn thực chất là quá trình thu thập và bảo quản loại máu nói trên để tạo ra một nguồn tế bào gốc sẵn có cho các trường hợp cần thiết trong suốt cuộc đời đứa bé khi cần cấy ghép tế bào gốc. Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được biết đến với cái tên tế bào gốc tạo máu (HSCs) và có khả năng cũng như vai trò tái tạo các tế bào máu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Máu cuống rốn và dây rốn quý giá từ đứa trẻ mới sinh sẽ là nguồn bảo vệ an toàn suốt đời cho bé.
Đôi khi các bậc cha mẹ cũng sẽ lựa chọn phương án lưu trữ niêm mạc dây rốn, bộ phận chưa các tế bào gốc dưới một dạng khác gọi là tế bào gốc trung mô và tế bào gốc biểu mô, đây là các tế bào có khả năng tái tạo cơ sở hạ tầng của cơ thể con người như da và cơ.
Lợi ích của tế bào gốc máu cuống rốn
Ngân hàng máu cuống rốn của bé sẽ mang lại những lợi ích mà cha mẹ không thể tưởng tượng được.
– Nếu máu cuống rốn của đứa bé được dự trữ thì cả đời đứa bé sẽ sống an toàn hơn, bất cứ khi nào có nhu cầu về máu và tế bào gốc thì nguồn máu và tế bào gốc tự thân luôn sẵn sàng.
– Cấy ghép tế bào gốc cũng có lợi trong trường hợp người cần là người khác (anh, em ruột hoặc người có trùng tiêu chuẩn tế bào) với liệu pháp cấy ghép tế bào đồng loại.
– Khi nhu cầu khẩn cấp nảy sinh, nguồn tế bào gốc sẵn có sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu cấp quốc gia đã cho thấy phương pháp lưu trữ này vừa tiết kiệm chi phí và thời gian. Tại Singapore, chi phí cho việc tìm kiếm tế bào gốc thay thế có thể lên tới 75.000USD với điều kiện tìm được người hiến thích hợp và tỉ lệ tìm được là 1/20.000.
Lợi ích từ ngân hàng máu cuống rốn của bé là không tưởng (Ảnh minh họa).
Tế bào gốc máu dây rốn là phao cứu sinh để chữa trị nhiều bệnh
Khả năng biến đổi độc nhất vô nhị thành các loại tế bào trong máu của tế bào gốc là rất đáng chú ý. Chúng có thể sản sinh ra các tế bào máu sau:
– Tế bào hồng cầu mang oxy tới toàn bộ các tế bào khác.
– Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch.
– Tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.
Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu, thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền.
So với các loại tế bào gốc khác (ví dụ tủy xương) thì tế bào gốc dây rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn nhờ đó mà phương pháp điều trị bằng loại tế bào này sẽ có hiệu quả hơn với một số lớn các chứng bệnh.
Có rất nhiều loại bệnh có thể điều trị bằng cuống dây rốn.
Theo các nghiên cứu, cứ 217 người sẽ có 1 người cần tế bào gốc để chữa trị trong đời. Từ năm 1988 các bác sĩ trên toàn thế giới đã bắt đầu sử dụng các tế bào gốc dây rốn để chữa trị cho hơn 30000 bệnh nhân.
Trên thế giới, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ tế bào gốc cuống rốn. Trường hợp ghép tế bào gốc cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10 năm 1988, bởi bác sĩ Eliane Gluckman – Bệnh viện Saint Louis – Paris – Pháp, trên bé trai 5 tuổi tên Fanconi bị bệnh thiếu máu. Từ tế bào gốc cuống rốn được lưu trữ của em gái sơ sinh của bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cho Fanconi. Sau ghép tủy mọc tốt, Fanconi khỏi bệnh và cho đến nay bệnh nhân vẫn ở trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Có thể nói, việc lưu trữ máu cuống rốn là một việc làm đúng đắn của các bậc cha mẹ. Nếu bạn quyết định trích máu cuống rốn cho bé, hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin và trao đổi với bác sĩ phụ sản của bạn. Việc đăng kí trích máu cuốn rốn nên được thực hiện ở giai đoạn giữa của thai kỳ.
Nguồn: Tổng hợp