Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi cứu sống thành công thai nhi có dây rau bám màng.
Ngày đăng: 07/03/2018

Sản phụ NGUYỄN THỊ KIM N,  sinh năm 1988, quê huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi nhập viện đủ tháng, chuyển dạ sinh. Kíp trực của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đi siêu âm và phát hiện dây rau bám màng, tiền đạo trung tâm. Bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng từng cơn, sau đó tăng dần, ối vỡ, đo CTG thấy dấu hiệu suy thai. Sản phụ được chuyển phẫu thuật khẩn cấp lấy ra bé gái nặng 2,800 gram, dây rốn bám màng, tiền đạo trung tâm. Đây là tình trạng bệnh lý hiếm gặp, nếu sinh thường dễ gặp nguy cơ bong dây rau, chảy máu, suy tim thai, ngạt, tỉ lệ tử vong cao. Trước đây bệnh nhân chưa có bệnh lý phụ khoa gì, tiền sử sinh 02 con thường, 01 lần sẫy thai lưu 7 tuần tuổi.

 

Rau bám màng

Rau bám màng là tình trạng bất thường của vị trí bám dây rau vào bánh nhau. Sự bất thường này xảy ra khi mô nhau phát triển quá muộn, trung tâm dây rốn dính vào bánh nhau không ở trung tâm bánh nhau như thường lệ mà chuyển ra các vùng rìa của bánh nhau hoặc do bất thường vị trí bám của dây rốn vào lá nuôi của mô nhau. Bình thường dây rốn sẽ bám ở vị trí giữa của bánh nhau nhưng có trường hợp dây rốn sẽ xa bánh nhau, nằm sát màng ối, do đó khi sản phụ có cơn co bóp tử cung, sẽ gây tình trạng  rách màng ối, đứt dây rau, cắt đứt nguồn máu nuôi thai, thai sẽ chết trong tử cung, hoặc chết trong lúc chuyển dạ. Các bất thường vị trí bám của dây rốn sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như: nhau bong non, nhau tiền đạo, tiền sản giật, dọa sinh non lên từ 1,28 đến 3,8 lần; tỷ lệ trẻ có APGAR <7đ / 5 phút là 1,87 lần; chuyển hồi sức nhi là 1,83 lần; nguy cơ mổ lấy thai lên từ 1,11 đến 1,89 lần; thai chậm phát triển là 1,88 lần; tử vong 2,14 lần so với bình thường (tùy vào các nghiên cứu khác nhau).

Dây rau bám màng khá hiếm gặp, tỉ lệ 1/2500 ca. Thường không có dấu hiệu lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện trên siêu âm, do đó đòi hỏi bác sỹ chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm cần quan sát rất kỹ càng, cộng với thiết bị siêu âm hiện đại cho những hình ảnh sắc nét chính xác đến chi tiết thì càng chẩn đoán được sớm và chính xác hơn.

Chẩn đoán qua siêu âm quý II với độ nhạy là 67% và độ đặc hiệu là 100%, đôi khi có thể nhìn thấy khi siêu âm quý I, thai càng lớn tháng sẽ khó phát hiện trên siêu âm.

Phòng bệnh lý dây nhau bám màng, Sản phụ nên khám thai và siêu âm định kỳ, 03 tháng 01 lần. Đặc biệt chú ý vào 03 tháng giữa của thai kỳ. Khi phát hiện có dấu hiệu rau bám màng thì phải theo dõi sát, nhập viện kịp thời để bác sĩ xử lý.

Nguồn : BVNS

Chia sẻ:

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin của quý khách để được tư vấn

02553824555