Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể, công thức tính thể trạng của một người dựa vào chiều cao, cân nặng của cơ thể. Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương của bản thân.
Theo hiệp hội dinh dưỡng châu Á, BMI chia thành 7 mức: nhỏ hơn 18,5 là thiếu cân; từ 18,5-22,9 là bình thường; 23 là thừa cân; từ 23-24,9: tiền béo phì; 25-29,9: béo phì độ 1; 30 béo phì độ 2; 40 béo phì độ 3. Trong quá trình mang thai, nếu BMI dưới 18,5 là suy dinh dưỡng, không đủ chất, cần phải bồi bổ, tăng cơ chất lên bằng cách tăng cân, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Nếu BMI trên 18.5 thì vẫn cần bổ sung cơ chất, nhưng duy trì cân nặng. Nếu BMI lớn hơn 25 nên duy trì cân nặng hoặc giảm nhẹ, nhưng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như ăn các loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ, mắc ca…Bổ sung các chất như DHA, sắt,...
Trong giai đoạn mang thai thường chúng ta sẽ trải qua 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Một chế độ dinh dưỡng cho người mang thai theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
Bác sĩ Vũ Lê Hà Giang, Phụ trách Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh chia sẻ: “Trong 3 tháng đầu chúng ta đừng quan tâm cân nặng, chúng ta quan tâm chất dinh dưỡng hiếm và quý, nghĩa là chúng ta bổ sung các cơ chất cần thiết nhất như là: omega 3, omega6, omega 9, DHA và tốt nhất nên bổ sung thêm sắt, axit foric. Chúng ta ko cần quan tâm cân nặng vì có thể cân nặng sẽ giảm nhẹ do nghén. Còn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thường chúng ta sẽ tăng cân. 3 tháng giữa sẽ tăng cân không nhiều. Nếu người có BMI 18,5 thì 3 tháng giữa và 3 tháng cuối phải tăng ít nhất 2,5kg/ 1 tháng. Nếu BMI bình thường, trên 1,85 thì tăng tầm khoảng 2kg/ tháng trong vòng 6 tháng cuối. Nếu người thừa cân, béo phì rồi thì chỉ nên tăng 1kg/tháng trong vòng 6 tháng thôi. Tất nhiên là chúng ta vẫn phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng lượng lên, không thể ăn giống 3 tháng đầu và trước đó được. Tăng bằng cách tăng lượng rau, sữa , chất béo như omega 3, omega 6 thường có nhiều trong dầu oliu…”
Phụ nữ trong quá trình mang thai không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, nên ăn nhiều rau quả vì ngoài vitamin và khoáng chất còn cung cấp chất xơ phòng chống táo bón. Nếu bị nghén nên chia nhỏ bữa ăn và rải đều trong ngày. Ngủ đủ giấc, giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu phiền muộn. Làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức. Với chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển tối ưu, bà mẹ đủ sức khỏe để sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con./.
T.M