HẠN CHẾ RÁC THẢI NHỰA: “THÓI QUEN NHỎ, THAY ĐỔI LỚN”
Ngày đăng: 13/11/2019

Hiện nay, tại Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ngãi lượng rác thải phát sinh trung bình khoảng  600 tấn/năm, trong đó 7% là rác thải nhựa (khoảng 4,2 tấn). Chất thải nhựa trong y tế phát sinh trong các hoạt động hằng ngày của các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân và người sử dụng dịch vụ y tế. Đồng thời, từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì dụng cụ đóng gói, chứa đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, vật liệu, đồ dùng trong y tế... Phần lớn rác thải nhựa là các túi nilong khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng 1 lần để sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, phòng chữa bệnh.

Trong khi đó, chỉ một chiếc túi nilong nhỏ nhưng phải mất ít nhất 100 năm mới có thể phân hủy, một chiếc chai nhựa dù nhỏ cũng cần ít nhất gần 200 năm mới phân hủy được. Hàng triệu tấn nhựa được sản xuất, tiêu thụ và thải ra môi trường mỗi năm, trong khoảng thời gian “100-200 năm chờ đợi” sẽ ở đâu?

Những chất thải nhựa, túi nilon đang “nằm chờ” ở những bãi rác, gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chôn lấp, đốt không thể giúp phân hủy chúng mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một phần  thả trôi ra biển, ra sông đã và đang giết chết hàng nghìn loài cá và sinh vật biển. Tất cả những rác thải nhựa mà bản thân chúng ta sử dụng hàng ngày đang hủy diệt môi trường sống, môi trường tự nhiên, sức khỏe của chính chúng ta và con em chúng ta sau này.

Do vậy, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa y tế nói riêng là vô cùng cấp bách. Thực hiện kế hoạch số 2296/KH-SYT ngày 25/9/2019 của Sở Y tế về việc thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2025.  Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hạn chế sử dụng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh đã triển khai sử dụng chai thủy tinh đựng nước cho những cuộc họp, hội thảo

 Tuy nhiên, để giảm thiểu chất thải nhựa đạt hiệu quả, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh kêu gọi mỗi Khoa, phòng, nhân viên y tế và người bệnh cùng người nhà người bệnh hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ với khẩu hiệu: “Thói quen nhỏ, thay đổi lớn”

1.SỬ DỤNG VẬT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Đối với nhân viên y tế:

  • Nhân viên y tế hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc có hạt vi nhựa (thường có trong sữa tắm, sữa rửa mặt, kem đánh răng…)
  • Nhân viên y tế thay túi đựng nhựa, file kẹp tài liệu bệnh án nhựa, hồ sơ tại văn phòng nhựa bằng giấy.
  • Nhân viên y tế không sử dụng nước uống đóng chai nhựa (thể tích 330ml-500ml) trong văn phòng và khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo). Sử dụng bình đựng nước thể tích lớn (>20 lít), sử dụng các vật dụng chứa đựng dùng nhiều lần như cốc thủy tinh, bình đựng nước bằng thủy tinh, cốc giấy, hoặc các vật liệu khác thân thiện với môi trường

  • Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân bằng giấy, cao su thay cho vật liệu nhựa (găng tay cao su...)
  • Sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu…

Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân:

  • Tại mỗi khoa, phòng hay trong khuôn viên bệnh viện đều đặt thùng đựng rác, vì thế yêu cầu người bệnh, người nhà bệnh nhân không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
  • Tại mỗi sảnh ở Khoa, phòng điều trị Bệnh được đặt sắn một bình đựng nước thể tích lớn >20 lít, bệnh nhân và người nhà có thể dùng ly cá nhân của mình để tới lấy nước uống. Hạn chế sử dụng chai nhựa để uống nước, nên sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng nhiều lần.
  • Khuyến khích người bệnh, người nhà người bệnh sử dụng những vật dụng dùng trong ăn, uống, sinh hoạt hằng ngày thân thiện với môi trường như: Đem cà mèn hoặc hộp đựng đồ ăn bằng thủy tinh, giấy; ăn, uống tại căn tin hạn chế đem về; sử dụng túi vải, túi giấy, hoặc vật liệu thân thiện môi trường để đựng đồ sinh hoạt…

2 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI, RÁC THẢI

  • Nhân viên y tế thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, nilon khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định. Phấn đấu tiến đến chấm dứt việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần có thể thay thế và nilon khó phân hủy. Ví dụ: Thay hộp đựng chất thải một lần trên xe tiêm ở các khoa, phòng bằng xô tái chế và vệ sinh sạch để dùng lần sau.

Bình Minh

 

 

Chia sẻ:

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại thông tin của quý khách để được tư vấn

02553824555