KHOA SẢN- BỆNH VIỆN SẢN NHI QUẢNG NGÃI
Khoa Sản- BV Sản Nhi Quảng Ngãi được thành lập vào 04/10/2017 với trọng trách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ
- Tổng số nhân sự: 72, trong đó:
+ Trưởngkhoa: BSCKII: Nguyễn Xuân Minh
+ Phó Trưởngkhoa: BSCKII: Đinh Thị Mỹ Hòa
+ Nữ hộ sinh trưởng: CN – Trần Thị Thu Hà
+ Bác sỹ: 24 (04 BSCK II, 01 Thạc sĩ, 19 BSĐK).
+ Nữ hộ sinh: 42 ( trong đó có 1 CK 1 ,20 Cử nhân đại học , 21 Cao đẳng)
+ Thư ký y khoa: 01
+ Dược sĩ: 01
+ Hộ lý: 04
2.QUY MÔ GIƯỜNG BỆNH:
- Tổng số: 128 giường.
- Chia thành những đơn nguyên điều trị:
+Phòng nhận bệnh
+ Phòng tiền sản
+ Phòng sinh
+ Hậu phẫu, hậu sản,phòng hậu sản bệnh nặng,
+ Yêu cầu
3.1. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn sản khoa:
- Quản lý thai nghén, thai kỳ nguy cơ, theo dõi và điều trị dọa sinh non, tư vấn chăm sóc tiền sản.
- Theo dõi và điều trị thai nghén nguy cơ như: đái đường, bệnh tim và thai nghén, tiền sản giật...
- Theo dõi chuyển dạ, đỡ đẻ thường và khó, phẫu thuật lấy thai.
- Cấp cứu các bệnh lý nặng kèm theo trong thai kỳ, chảy máu sản khoa, tai biến sản khoa.
- Thực hiện da kề da cho bà mẹ sinh thường và mổ đẻ
- Điều trị và chăm sóc hậu sản, hậu phẫu, chăm sóc sơ sinh.
3.2. Các dịch vụ mới:
- Mổ yêu cầu: Sản phụ có chỉ định mổ được yêu cầu BS mổ.
- Đẻ không đau: giúp cho sản phụ giảm được đau đớn trong chuyển dạ, cuộc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
- Đẻ gia đình: nhằm tạo điều kiện để người thân đồng hành cùng sản phụ trong suốt cuộc đẻ, động viên tinh thần cho sản phụ trong cuộc đẻ.
- Tư vấn sàng lọc: bệnh tim bẩm sinh, suy giảm thính lực( điếc), thiếu men G6PD, thiểu năng giáp bẩm sinh,các bệnh rối loạn chuyển hóa cho trẻ sơ sinh.
- Điều trị vết mổ bằng công nghệ Plasma.
- Lớp học tiền sản: tổ chức hàng tuần giúp thai phụ và gia đình được cung cấp đầy đủ kiến thức và sẵn sàng mọi điều kiện tốt nhất để đón bé yêu chào đời.
3.3. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến:
– Công tác đào tạo: Tổ chức các buổi đào tạo tại khoa nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức chuyên môn mới cho toàn bộ nhân viên.
– Hợp tác, hỗ trợ thực tập cho các sinh viên chuyên ngành Điều dưỡng của Trường Cao Đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm, cán bộ y tế các huyện về đào tạo nâng cao.
– Công tác chỉ đạo tuyến: tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về vấn đề quản lý chất lượng với các bệnh viện tuyến dưới.
– Tham gia nghiên cứu khoa học: tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện.
-Trong suốt thời gian hoạt động khoa đã góp phần to lớn tong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đỡ đẻ, mổ lấy thai, đồng thời điều trị và giải quyết kịp thời những thai kỳ có nguy cơ cao, nhằm đảm bảo tính mạng cho mẹ và con.
-Đảm bảo tốt các quy trình chuyên môn: theo dõi chuyển dạ, trong lúc đẻ, theo dõi hậu sản, xử lí kịp thời các bệnh lý cấp cứu sản khoa.
-Không ngừng nâng cao, trình dộ chuyên môn cho tất cả nhân viên trong khoa. Xây dựng mối đoàn kết trong khoa. Tăng sự hài lòng của sản phụ và người nhà sản phụ.
- Hướng dẫn chu đáo và tận tâm cho bà mẹ và người nhà về nuôi con bằng sữ mẹ, cho con bú đúng cách, chăm sóc tốt trẻ, đồng thời tư vấn về kế hoạc hóa gia đình sau sinh.
- Luôn luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp từ bệnh nhân và người nhà về tinh thần thái độ phục vụ, qui tắc ứng xử trong giao tiếp giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, 100% nhân viên ký cam kết quy tắc ứng xử.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
- Nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.
- Đảm bảo khám chăm sóc bệnh toàn diện.
- Tăng cường các dịch vụ hiện có tại khoa: đẻ không đau, đẻ gia đình, lớp học tiền sản, điều trị vết thương bằng plasma….
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác sàng lọc sơ sinh, tư vấn tiền mang thai, sàng lọc trước sinh, Siêu âm tiền sản.
- Đảm bảo công tác chuyên môn, nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra các tai biến Sản khoa.
->Tập thể khoa sản ngày càng đem đến sự hài lòng cho bà con tỉnh nhà mỗi khi đến khoa sản vượt cạn
Phòng sinh gia đình: HÀNH TRÌNH “VƯƠT CẠN” cùng gia đình
Gói phòng sinh gia đình tại Bệnh viện bao gồm những gì?
Phòng sinh thân thiện: TẬP BÓNG TRONG CHUYỂN DẠ
ĐỐI TƯỢNG: